Dịch vụ / Kiểm định an toàn – BLĐTBXH

Kiểm định an toàn – BLĐTBXH

  1. Tại sao phải kiểm định kỹ thuật an toàn ?

Nghị định 28/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 01/03/2020 chính thức có hiệu lực, thay thế cho Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài.

Theo đó, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn như sau:

Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:

  1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
  2. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
  3. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc hết thời hạn sử dụng.
  4. Từ 02 lần đến 03 lần tổng chi phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư vi phạm (tính theo mức giá tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền quy định) nhưng không thấp hơn 20.000.000 đồng và tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
  5. Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.”

  1. Kiểm định an toàn là gì ?

– Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định.

Để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất, thi công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định bắt buộc các tổ chức, doanh nghiệp phải kiểm định máy móc, thiết bị với quy trình vận hành đảm bảo an toàn cho người lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, ngày 15/05/2016 của Chính phủ. 

– Nghị định này cũng quy định rõ danh mục máy móc thiết bị nào phải kiểm định mới được phép đưa vào vận hành.

  1. Dựa vào đâu để biết được thiết bị nào cần thực hiện kiểm định an toàn ?

Theo quy định tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Các thiết bị bắt buộc phải kiểm định bao gồm (để tìm hiểu chuyên sâu về các thiết bị xin hãy ấn vào đường link của từng thiết bị):

 

  1. Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quả nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°c.
  2. Nồi gia nhiệt dầu.
  3. Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76mm trở lên theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158:1996 và TCVN 6159:1996.
  4. Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực cỡ áp suất làm việc định mức trên 210 bar.
  5. Bồn, bể (xi téc), thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất Làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010.
  6. Các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí thiên nhiên nén, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc cao hơn 0.7 bar.
  7. Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén, khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan.
  8. Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định, đường ống dẫn khí đốt trên biển; Hệ thống đường ống dẫn khí y tế; Hệ thống đường ống dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan.
  9. Hệ thống lạnh theo phân loại tại TCVN 6739:2015 bao gồm: Sử dụng môi chất lạnh nhóm A3, B2L, B2, B3; Sử dụng môi chất lạnh nhóm A2 có lượng nạp vào hệ thống từ 1.5kg trở lên: Sử dụng môi chất lạnh nhóm A1, A2L, B1 có lượng nạp vào hệ thống từ 05kg trở lên.
  10. Cần trục
  11. Cẩu trục
  12. Cổng trục, bán cổng trục.
  13. Trục cáp chở hàng; Trục cáp chở người; Trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng.
  14. Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
  15. Xe tời điện chạy trên ray.
  16. Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng: bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người làm việc trên cao; tời nâng người làm việc trên cao.
  17. Tời tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
  18. Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
  19. Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dựng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.
  20. Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người; máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng.
  21. Thang máy các loại.
  22. Thang cuốn; băng tải chở người
  23. Sàn biểu diễn di động.
  24. Các thiết bị trò chơi: tàu lượn, đu quay, máng trượt mang theo người lên cao từ 2m trở lên, tốc độ di chuyển của người từ 3m/s so với sàn cố định trừ các phương tiện thi đấu thể thao.
  25. Hệ thống cáp treo chở người.
  26. Tời, Trục tải có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò.

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM) là đơn vị được ủy quyền thực hiện kiểm định theo giấy chứng nhận số 190/GCN-KĐ của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

Chúng tôi là sự lựa chọn tin cậy của doanh nghiệp với những ưu điểm như:

+ Chi phí hợp lý với thời gian nhanh chóng và chính xác;

+ có nhiều dịch vụ đi kèm nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp như chứng nhận hợp quy, đào tạo An toàn lao động;

+ Kiểm định viên có kinh nghiệm và thành thạo kỹ thuật liên quan các thiết bị.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để tiến hành kiểm định. >> Hotline Mr Châu 0914.377.734

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0914.377.734
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo