KĐ an toàn / Kiểm định bàn nâng, sàn nâng

Kiểm định bàn nâng, sàn nâng

1. Bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng là gì ? Gồm những loại nào ?

Bàn nâng; sàn nâng, cầu nâng (tên gọi chung của một nhóm thiết bị) là thiết bị nâng dùng để nâng, hạ hàng. Cấu tạo bao gồm các cơ cấu, bộ phận chủ yếu như: mặt sàn, hệ khung đế, hệ thống khung nâng (có thể là dạng xếp hình chữ X một hay nhiều tầng, dạng trụ hoặc dạng càng đỡ…), hệ thống dẫn động (thủy lực, cơ khí…). 

Các thiết bị nâng này, thường được sử dụng trong các gara ô tô phục vụ cho quá trình kiểm tra và sửa chữa, hoặc để nâng hạ hàng hóa trong sản xuất. Khi xét về cấu tạo, phân thành các loại sau:

+ Bàn nâng – lifting table theo EN 1570-1:2011+A1:2014 (E) thiết bị nâng tải có bệ đỡ tải được dẫn hướng cố định trong suốt hành trình chuyển động (ví dụ: được dẫn hướng bằng các trục cơ khí) – load lifting device with a load supporting platform rigidly guided throughout its travel (e.g. guided by its own mechanism)

Hình ảnh bàn nâng thường thấy tại các gara ô tô 

+ Sàn nâng, cầu nâng – lifting platform là một hệ thống kết cấu bao gồm sàn công tác, kết cấu dầm treo, cụm máy tời nâng, đối trọng, cáp thép và các cơ cấu, bộ phận an toàn khác nhằm tạo ra vị trí làm việc cho người và dụng cụ khi làm việc ở trên cao.

Cầu nâng 02 trụ (Two-column-lift)

Cầu nâng 04 trụ (Four-column-lift)

Sàn nâng ô tô dạng 02 cầu chữ X (Scissor-lift)

Sàn nâng ô tô dạng 02 cầu chữ I (Two-cylinder-lift)

Cầu nâng hàng (Dock levellers)

2. Tại sao phải kiểm định bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng ?

+ Thiết bị này nằm trong thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH về yêu cầu “ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.” Do vậy, việc tiến hành kiểm định an toàn hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật.

+ Đảm bảo an toàn cho người vận hành và môi trường xung quanh

+ Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, ô tô cũng như tránh thiệt hại cơ sở vật chất

+ Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm.

 3. Kiểm định bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng theo khung pháp lý nào ? Gồm những bước đánh giá ra sao ?

Các quy trình, tiêu chuẩn  được sử dụng trong quá trình kiểm định bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng ô tô phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.

  • QTKĐ 11:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng
  • BS EN 1493:2010 Vehicle lifts – Tiêu chuẩn về thiết bị nâng ô tô.
  • EN 1398:2010 Dock levellers – Safety requirements – Yêu cầu an toàn với cầu nâng hàng
  • ANSI/ALI ALOIM: 2020 Standard for Automotive Lifts – Safety Requirements for Operation, Inspection and Maintenance – Tiêu chuẩn ANSI / ALI ALOIM : 2020 về thiết bị nâng ô tô – Yêu cầu an toàn về vận hành, kiểm tra và sửa chữa
  • Ngoài ra, tùy từng trường hợp riêng biệt có thể đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước. 
Tem kiểm định của hiệp hội thiết bị nâng hạ ô tô (The Automotive Lift Institute) được thành lập từ năm 1945

Nội dung kiểm định an toàn sẽ được bao gồm 04 bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

  • Kiểm tra hồ sơ lắp đặt bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng
  • Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
  • Hồ sơ kiểm định lần trước 

Bước 2: Kiểm tra bên ngoài

  • Kiểm tra vị trí lắp đặt, hệ thống điện điều khiển. Các biện pháp an toàn
  • Kiểm tra sự phù hợp các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật so với hồ sơ.
  • Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu và bộ phận của thiết bị. Các kết cấu kim loại khung chịu lực, mặt sàn nâng hạ. Các mối hàn, mối ghép bulong, đinh tán.
  • Kiểm tra Puly, cáp và các chi tiết cố định
  • Kiểm tra kỹ thuật hệ thống thủy lực: Xilanh, đường ống
  • Xem xét báo cáo kết quả đo điện trở nối đất và cách điện
  • Kiểm tra các cơ cấu an toàn, bảo vệ 

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – Thử nghiệm

Thiết bị được thử nghiệm ở các chế độ sau:

  • Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu nâng hạ. Các thiết bị an toàn, phanh, hãm an toàn. Hệ thống dẫn động và điều khiển
  • Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
  • Thử tải động ở mức 110%SWL
  • Việc thử nghiệm được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị hoạt động đúng theo tính năng thiết kế. Kết cấu kim loại không có biến dạng bất thường nào. 

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định thiết bị

  • Lập biên bản kiểm định thiết bị có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch thiết bị, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
  • Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định thiết bị

4. Kiểm định bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng ở đâu ?

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM) hân hạnh là đơn vị đáp ứng được các điều kiện về kiểm định bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng tư hành bao gồm:

+ Có máy móc thiết bị kiểm tra thiết bị nâng hạ

+ Kiểm định viên có kinh nghiệm, cũng như từng thực hiện kiểm định thiết bị cho các tổ chức.

+ Là đơn vị được ủy quyền thực hiện kiểm định theo giấy chứng nhận số 190/GCN-KĐ của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

+ Xuất trình đầy đủ các giấy tờ hóa đơn, hợp đồng, bảo hành

Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá dịch vụ kiểm định bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng tư hành vui lòng liên hệ:

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM)

Mr. Châu – Hotline : 0914 377 734

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0914.377.734
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo