Tin tức / Kiểm tra và loại bỏ móc cẩu

Kiểm tra và loại bỏ móc cẩu

Móc cẩu (Crane Hook) là sản phẩm khong thể thiếu trong các ngành công nghiệp hiện đại như: Tàu biển, vận tải, xây dựng, cẩu hàng hóa, nâng hạ và xếp dỡ. Với tải trọng từ 0,5 Tấn đến 10 Tấn, móc cẩu được sử dụng rất phổ biến vì những lợi ích của nó mang lại. Công tác vận chuyển hàng hóa sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng khiến tăng năng suất và chất lượng công việc. 

1. Móc cẩu là gì?

Móc cẩu hay còn gọi là móc treo chuyên dùng cho các cơ cấu nâng hạ như cầu trục, cổng trục và palang. Móc cẩu gồm các loại: Móc cẩu đơn, móc cẩu kép và móc cẩu điện tử.

2. Cấu tạo của móc cẩu?

Gồm có: Móc, định chốt, tám chặn và Puly. Puly cáp là bộ phận dẫn hướng cho tời nâng, cầu trục và tời kéo có tác dụng thay đổi hướng đi của sợi cáp và tăng lực kéo cho palang, tời kéo.

3. Phân loại móc cẩu:

Hiện nay, có 3 loại móc cẩu phổ biến là:

  • Móc cẩu mở
  • Móc cẩu chốt đóng tự động
  • Móc cẩu xoay

Mỗi loại móc cẩu đều có tải trọng như nhau và những tính năng sử dụng trên các loại móc cẩu này khác nhau vì mỗi loại móc cẩu phù hợp sử dụng cho từng công việc.

4. Những nguy hiểm xuất phát từ móc cẩu:

  • Móc cẩu khi nguồn điện không ổn định sẽ gây hại đến các thiết bị điện như động cơ nâng hạ, động cơ di chuyển và các linh kiện trong tủ điện.
  • Nguy hiểm khi nâng hạ, làm việc quá tải trọng cho phép: Đứt, gãy, …
  • Trong quá trình vận hành có thể xảy ra những sai sótm vật tải có thể bị trượt do sự cố về phanh, đứt cáp tải hoặc dây chằng buộc dây, dẫn đến tai nạn lao động.

5. Những tiêu chuẩn an toàn áp dụng cho công tác kiểm tra móc cẩu:

  • TCVN 4244:86 – Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng;
  • TCVN 5863:1995 – Thiết bị nâng, yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng;
  • TCVN 5862:1995 – Thiết bị nâng, phân loại theo chế độ làm việc;
  • TCVN 5864:1995 – Thiết bị nâng – Cáp thép, tang, ròng rọc, xích và đĩa xích.
  • TCVN 4244:2005 do Ban kỹ thuật TCVN/TC8 “Đóng tàu và Công trình biển” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

6. Lý do nên kiểm tra móc cẩu?

  • Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc
  • Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị
  • Kịp thời phát hiện hỏng hóc để khắc phục, ngăn ngừa những sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Chấp hành, tuân thủ đúng quy định của pháp luật

7. Dịch vụ kiểm tra móc cẩu tại CQM

Dịch vụ kiểm tra móc cẩu tại CQM là hoạt động đánh giá tình trạng hoạt động an toàn của móc cẩu theo các TCVN được liệt kê ở mục 5 sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào hoạt động lần đầu. Ngoài kiểm tra lần đầu, móc cẩu còn phải được kiểm tra định kỳ hằng năm và khi có phát sinh những sự cố, có yêu cầu từ các cấp chức năng thì móc cẩu phải được kiểm tra bất thường theo quy định.

Việc kiểm tra đánh giá móc cẩu là một việc rất cần thiết và được yêu cầu nghiêm ngặt trong an toàn lao động, chiếm một vị trí quan trọng trong công việc sử dụng cáp vải vì vậy trước khi sử dụng cần kiểm tra an toàn để mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Tùy vào yêu cầu của từng ngành nghề mà có yêu cầu tần suất kiểm tra móc cẩu, tại Việt Nam có thể tham khảo căn cứ pháp lý ngành điện lực với bài thầu nhà máy Nhiệt Điện Thái Bình 2 năm 2024 Tại Đây với quy trình ATĐ ban hành theo Quyết định số 959 ngày ngày 26/7/2021. Tại đây 

Việc kiểm tra móc cẩu được các chuyên gia, kiểm tra viên của CQM thực hiện tuần tự như sau:

Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra

  • Kiểm tra hồ sơ và lý lịch thiết bị;
  • Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
  • Đánh giá các yếu tố môi trường
  • Kiểm tra các yếu tố đảm bảo về An toàn, vệ sinh lao động, biện pháp phòng ngừa sự cố khi tiến hành vận hành thiết bị.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra.

  • Kiểm tra bên ngoài;
  • Kiểm tra kỹ thuật và thử không tải;
  • Các chế độ thử tải và Phương pháp thử;

Bước 3: Xử lý kết quả kiểm tra

Lập biên bản kiểm tra với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định, thực hiện theo quy trình như sau:

a. Thông qua biên bản kiểm tra

Thành phần thông qua biên bản kiểm tra bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

  • Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
  • Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm tra;
  • Kiểm tra viên thực hiện việc kiểm tra.

Khi biên bản được thông qua, kiểm tra viên, tư vấn giám sát, chỉ huy công trường cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm tra được lập thành hai (02) bản, mỗi bên lưu giữ một (01) bản.

b. Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra

Trường hợp không đạt: Khi thiết bị có kết quả kiểm tra không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước nêu trên và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm tra, trong đó phải ghi rõ các lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm tra. Kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện khắc phục các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm tra và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt và sử dụng thiết bị.

Trường hợp đạt: Cấp hồ sơ kiểm tra theo quy định, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận kiểm tra móc cẩu
  • Biên bản kiểm tra có chữ ký của kiểm tra viên, đơn vị giám sát.

* Thời hạn kiểm tra móc cẩu như thế nào:

  • Thời hạn kiểm tra định kỳ các loại móc cẩu là một (01) năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm tra rút ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm tra, kiểm tra viên tại CQM sẽ nêu rõ lý do trong biên bản kiểm tra.
  • Khi thời hạn kiểm tra được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.

Chú ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở các bước trước đã đạt yêu cầu. Tất cả kết quả kiểm tra của từng bước được chuyên gia của CQM ghi chép đầy đủ, rõ ràng vào biên bản hiện trường theo mẫu quy định và lưu trữ đầy đủ tại CQM.

* Điều kiện cần để tiến hành công tác kiểm tra móc cẩu:

  • Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng để đưa vào kiểm tra
  • Doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tài liệu liên quan đến thiết bị (trường hợp thiết bị không có hồ sơ và tài liệu phải thông báo với CQM để được tư vấn và kịp thời đưa ra hướng xử lý)
  • Đánh giá về các yếu tố môi trường, thời tiết. Đảm bảo không có yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
  • Các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động phải đáp ứng đầy đủ trước khi vận hành thử các thiết bị.

 

Nếu quý doanh nghiệp đang có nhu cầu, mong muốn tư vấn, kiểm tra và loại bỏ dây móc cẩu xin hãy liên hệ với Công ty CP Chứng nhận Chất lượng thiết bị Y Tế (CQM)

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THIẾT BỊ Y TẾ (C Q M) với đội ngũ chuyên gia lâu năm trong ngành tư vấn, kiểm tra và loại bỏ móc cẩu tại các công trình công nghiệp và dân dụng tại Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng toàn quốc, cũng như giảm chi phí.

         THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ: 0914.377.734

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0914.377.734
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo