KĐ an toàn / Dịch vụ kiểm định bình chịu áp lực – BLĐTBXH

Dịch vụ kiểm định bình chịu áp lực – BLĐTBXH

1. Bình chịu áp lực là gì ? Gồm những loại nào ?

Bình chịu áp lực (Pressure vessel) là loại bình chịu áp suất bên trong và bên ngoài. Nó bao gồm các phần và bộ phận, các van, áp kế, và các thiết bị khác ghép nối với nhau cho đến điểm đầu tiên nối với hệ thống ống. Nó cũng bao gồm cả bộ phận đốt gia nhiệt và chai chứa khí, nhưng không bao gồm bất kỳ loại bình nào nằm trong định nghĩa của lò hơi hay đường ống có áp suất trong tiêu chuẩn này (theo TCVN 8366 : 2010).

Các bình áp lực tiêu biểu là: bình tách dầu, nồi đun điện, nồi hấp, bình chứa không khí nén, chai chứa khí.v.v…, theo đó khi khi xét riêng về cấu tạo sẽ gồm các loại sau đây (theo TCVN 6153-1996):

  • Bình chịu áp lực là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hoá học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.
  • Bình chịu áp lực liên hợp (Bồn Oxy hóa lỏng 02 lớp) là tổ hợp gồm hai hay nhiều bình chịu áp lực nối với nhau làm việc trong điều kiện giống hoặc khác nhau về áp suất, nhiệt độ và môi chất.
  • Bể (xitéc) là bình chịu áp lực được đặt trên toa xe hoả, ô tô hay trên các phương tiện vận tải khác.
  • Thùng là bình chịu áp lực có dạng hình trụ đặt nằm hoặc đứng có thể di chuyển hoặc đặt cố định.
  • Chai là một loại bình chịu áp lực bằng kim loại có dung tích nhỏ (thường dưới 100 lít) dùng để chứa các chất lỏng, khí nén, khí hoá lỏng, khí hoà tan có áp suất.
  • Bình hấp hoặc nồi nấu là loại bình chịu áp lực, trong đó xảy ra quá trình nhiệt học và có thể được đốt nóng bằng điện, khí nóng, hơi nước hoặc nhiên liệu khác.
  • Nồi hơi đun bằng điện là nồi hơi dùng điện để đun nước thành hơi dùng cho các thiết bị khác.

 

Hình bình chịu áp lực

Hình bể xitec

Hình bình chiu áp lực liên hợp

Thùng chịu áp lực

Hình nồi đun nước nóng

Hình nồi hấp y tế

2. Tại sao phải kiểm định bình chịu áp lực ?

+ Thiết bị này nằm trong thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH về yêu cầu “ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.” Do vậy, việc tiến hành kiểm định an toàn Bình chịu áp lực chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật.

+ Việc kiểm định bình chịu áp lực lần đầu sẽ giúp cơ sở sản xuất, cung cấp, lắp đặt bình chịu áp lực chứng minh được chất lượng bình chịu áp lực (có thể nổ do sử dụng vật liệu chế tạo kém chất lượng, hệ thống van, đồng hồ đo không đảm bảo)

+ Các lần kiểm định kỳ tiếp theo hoặc bất thường giúp Tổ chức / cá nhân quản lý / sử dụng thiết bị kiểm soát được chất lượng bình chịu áp lực, nếu có hư hại hay xuống cấp thì nhanh chóng bảo trì – bảo dưỡng hoặc thay mới đảm bảo hoạt động tốt.

+ Đảm bảo an toàn cho người vận hành và môi trường xung quanh (Có thể nổ bình áp lực do người sử dụng không hiểu biết sử dụng bình quá áp suất quy định)

+ Đảm bảo an toàn tránh thiệt hại cơ sở vật chất (Nổ áp lực: Có nguy cơ nổ khi bị nung nóng, đổ ngã , va đập . . . hoặc khi bình bị ăn mòn, rỗ quá mức qui định; Nguy cơ nổ cháy môi chất, rò rỉ môi chất độc chứa trong bình;Điện giật: Nguy cơ điện rò ra vỏ mô tơ, hỏng cách điện dây dẫn, …)

+ Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm.

3. Kiểm định bình chịu áp lực theo khung pháp lý nào ? Gồm những bước đánh giá ra sao ?

Nội dung kiểm định an toàn sẽ được tiến hành đúng như trong QTKĐ 07 – 2016 / BLĐTBXH bao gồm 04 bước  như sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

  • Hồ sơ xuất xưởng
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Hồ sơ kiểm định lần trước, các phiếu kiểm định của các thiết bị đo lường

Bước 2: Khám xét kỹ thuật bên ngoài, bên trong

  • Kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học.
  • Xem xét tình trạng kỹ thuật của lớp bảo ôn, cách nhiệt (nếu có)
  • Kiểm tra khuyết tật kim loại, mối hàn bằng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ.

Bước 3: Thử nghiệm áp suất. Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Áp suất và môi chất thử phụ vào áp suất làm việc lớn nhất và môi chất làm việc của thiết bị.

Bước 4: Kiểm định cơ cấu an toàn, thiết bị đo lường, bảo vệ. Kiểm tra các thiết bị đo lường, cơ cấu an toàn:

  • Kiểm định van an toàn
  • Kiểm định áp kế
  • Thiết bị đo mức
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 5: Kiểm tra vận hành bình chịu áp lực. Kết nối các thiết bị phụ trợ, cơ cấu an toàn… vận hành thiết bị ở áp suất làm việc cho phép.

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định bình chịu áp lực

  • Lập biên bản kiểm định bình áp lực theo mẫu quy định
  • Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
  • Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định bình chịu áp lực.

4. Kiểm định bình chịu áp lực ở đâu ?

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM) hân hạnh là đơn vị đáp ứng được các điều kiện về kiểm định bình chịu áp lực tư hành bao gồm:

+ Có máy móc thiết bị kiểm tra thiết bị áp lực

+ Kiểm định viên có kinh nghiệm, cũng như từng thực hiện kiểm định thiết bị cho các tổ chức.

+ Là đơn vị được ủy quyền thực hiện kiểm định theo giấy chứng nhận số 190/GCN-KĐ của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

+ Xuất trình đầy đủ các giấy tờ hóa đơn, hợp đồng, bảo hành

Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá kiểm định bình chịu áp lực tư hành vui lòng liên hệ:

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM)

Mr. Châu – Hotline : 0914 377 734

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0914.377.734
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo