KĐ an toàn / Dịch vụ Kiểm định nồi hơi – BLĐTBXH

Dịch vụ Kiểm định nồi hơi – BLĐTBXH

1. Lò hơi – Nồi hơi là gì ? Gồm những loại nào ?

Lò hơi – Nồi hơi (Boiler) theo TCVN 12728:2019 là thiết bị dùng để sản xuất hơi từ nước bằng nguồn nhiệt do sự đốt cháy nhiên liệu hữu cơ, do nhiệt của các khí thải, có thể gồm nhiều bộ phận, khác nhau về trạng thái vật lý của nước hay của hơi nước, nhưng có liên hệ với nhau để sản xuất hơi nước, đó là các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi:

  • Phần sinh hơi;
  • Bộ hâm nước;
  • Bộ quá nhiệt;
  • Bộ tái quá nhiệt.

Những nồi hơi đơn giản có thể chỉ có phần sinh hơi.

Việc phân loại lò hơi – nồi hơi có thể dựa trên các tiêu chí khác nhau để cho ra các nhóm. Các tiêu chí này dựa trên các đặc điểm kỹ thuật của nồi hơi. Dưới đây là các tiêu chí phân loại và các loại lò hơi tương ứng:

  • Dựa trên áp suất hơi
  • Dựa theo chuyển động của nhiệt năng và nước
  • Dựa theo nhiên liệu đốt
  • Dựa theo phương thiết kế ống
  • Dựa theo sự tuần hoàn của nước và hơi
  • Nồi hơi nhiệt thải – nồi hơi thu hồi nhiệt
  • Lò hơi làm mát
  • Lò hơi tầng sôi tuần hoàn
  • Lò hơi bốc hơi một lần

2. Ứng dụng của lò hơi – nồi hơi là gì ?
Trong hầu hết các ngành công nghiệp, lò hơi đều được sử dụng 1 cách rộng rãi. Tùy thuộc theo nhu cầu và điều kiện ngành nghề mà mức độ sử dụng nhiệt cũng như công suất của lò khác nhau. Ví dụ:

  • Các công ty may mặc, công ty giặt khô: Lò hơi Boiler được sử dụng để cung cấp hơi cho công đoạn giặt ủi.
  • Các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi hay sản xuất bánh kẹo: sử dụng Boiler để sấy khô các sản phẩm.
  • Các nhà máy sản xuất nước mắn, nước tương hay nước giải khát: sử dụng nồi hơi để đun nóng hay khử trùng.

3. Thông số nào quan trọng nhất của lò hơi – nồi hơi ?
Thông số quan trọng nhất của nồi hơi là công suất (Boiler rate), được nghĩa là Sản lượng hơi sinh ra trong một đơn vị thời gian, được đo bằng kg/h, tấn/h, kg/s hoặc tính theo đơn vị năng lượng (Watt, kW, MW), tương ứng với thông số hơi của nồi hơi.

Ví dụ: khi nói lò hơi đốt biomass có công suất là 1T/h tức là 1 tấn hơi/1 giờ hoặc 1000 kg/h có nghĩa là trong khoảng 1 giờ, lò hơi này có thể làm bốc hơi 1 lượng nước là 1m3 tới 1 áp suất nhất định nào đó.

4. Nguyên nhân nào gây ra nổ lò hơi – nồi hơi ?

Sau 1 thời gian sử dụng, các lò hơi đốt than củi hay lò hơi công nghiệp đều có tình trạng lắng cặn (Fouling Conditions). Theo thời gian, lớp cặn này tích tụ càng dày, dẫn đến tình trạng tắc ống dẫn ( điều này tương tự như khi chúng ta đun nước giếng bằng ấm nhôm).

Khi lớp cặn này bán quá dày vào thành lò sẽ khiến cho khả năng dẫn nhiệt của lò kém hơn vì vậy để giúp nước sôi như bình thường chúng ta lại cần 1 lượng nhiệt lớn hơn từ đó là cho nhiệt độ trong lò hơi quá cao, áp suất tăng mạnh, vách lò hơi không chịu đựng được nhiệt độ quá cao này sẽ làm nguy cơ nổ lò tăng lên vô cùng nguy hiểm.

5. Tại sao phải kiểm định nồi hơi ?

+ Thiết bị này nằm trong thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH về yêu cầu “ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.” Do vậy, việc tiến hành kiểm định an toàn Nồi hơi chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật.

+ Việc kiểm định nồi hơi lần đầu sẽ giúp cơ sở sản xuất, cung cấp, lắp đặt nồi hơi chứng minh được chất lượng nồi

+ Các lần kiểm định kỳ tiếp theo hoặc bất thường giúp Tổ chức / cá nhân quản lý / sử dụng thiết bị kiểm soát được chất lượng nồi hơi, nếu có hư hại hay xuống cấp thì nhanh chóng bảo trì – bảo dưỡng hoặc thay mới đảm bảo hoạt động tốt.

+ Đảm bảo an toàn cho người vận hành và môi trường xung quanh

+ Đảm bảo an toàn tránh thiệt hại cơ sở vật chất

+ Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm.

6. Kiểm định nồi hơi theo khung pháp lý nào ? Gồm những bước đánh giá ra sao ?

Nội dung kiểm định an toàn sẽ được tiến hành đúng như trong QTKĐ 01 – 2016 / BLĐTBXH bao gồm 04 bước  như sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

  • Hồ sơ xuất xưởng để ghi nhận các thông tin ban đầu về thiết bị mà nhà sản xuất đã công bố
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Hồ sơ kiểm định lần trước, các phiếu kiểm định của các thiết bị đo lường

Bước 2: Khám xét kỹ thuật bên ngoài, bên trong

  • Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
  • Kiểm tra hệ thống nước cấp, thoát nước của nồi hơi. Hệ thống khói thải
  • Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)

Bước 3: Thử nghiệm áp suất. Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần.

Bước 4: Kiểm định cơ cấu an toàn, thiết bị đo lường, bảo vệ. Kiểm tra các thiết bị đo lường, cơ cấu an toàn:

  • Kiểm định van an toàn
  • Kiểm định áp kế
  • Thiết bị đo mức
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 5: Kiểm tra vận hành nồi hơi. Kết nối các thiết bị phụ trợ, cơ cấu an toàn… vận hành thiết bị ở áp suất làm việc cho phép.

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định nồi hơi

  • Lập biên bản kiểm định bình áp lực theo mẫu quy định
  • Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
  • Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định nồi hơi.

7. Kiểm định nồi hơi ở đâu ?
Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM) hân hạnh là đơn vị đáp ứng được các điều kiện về kiểm định nồi hơi tư hành bao gồm:

+ Có máy móc thiết bị kiểm tra thiết bị áp lực

+ Kiểm định viên có kinh nghiệm, cũng như từng thực hiện kiểm định thiết bị cho các tổ chức.

+ Là đơn vị được ủy quyền thực hiện kiểm định theo giấy chứng nhận số 190/GCN-KĐ của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

+ Xuất trình đầy đủ các giấy tờ hóa đơn, hợp đồng

Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá kiểm định nồi hơi tư hành vui lòng liên hệ:

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM)

Mr. Châu – Hotline : 0914 377 734

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0914.377.734
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo