Tin tức / Kiểm tra chất lượng xe lu (máy đầm đất)

Kiểm tra chất lượng xe lu (máy đầm đất)

1. Xe lu (máy đầm đất) là gì ?

1.a định nghĩa Xe lu hay còn được gọi là máy lu (Road Rollers) là thiết bị dùng để lu, đầm đất đá, làm phẳng bề mặt mặt bằng một cách chặt cứng, không để sụt lún…như cầu đường, sân công trường, sân bãi, kho bãi… Ngoài xe lu thì còn có những thiết bị khác trong công nghiệp cũng có chức năng tương tự như xe lu như máy đầm bàn, đầm dùi,…Tuy nhiên những thiết bị này có công suất rất nhỏ so với xe lu

1.b Nguyên lý hoạt động của xe lu Xe lu hoạt động dựa trên nguyên lý do trọng lực của khối bánh lu và xe lu đè nén và ép chặt lên các lớp đất đá tơi xốp, rỗng, nhão…tạo thành lớp đất đá chặt cứng và tương đối bằng phẳng, bề mặt lớp đất đá không bị lún sau khi lu nhiều lần.

1.c Cấu tạo xe lu Xe lu cấu tạo gồm có 1 hay nhiều bánh lu bằng thép đặc và rất nặng, lên đến vài tấn. Các bánh thép này được gắn trên 1 thân xe có động cơ (thường là động cơ diesel ). Vì xe lu rất nặng nên tốc độ di chuyển rất chậm.

2. Phân loại xe lu và ứng dụng

2.a Phân loại. Có thể tham khảo tại đây

  • Xe lu bánh lốp (Pneumatic Rollers): là xe lu có các bánh xe lu là các bánh lốp, bên trong chứa hơi. Trọng lượng bản thân xe sẽ quyết định khả năng lu của xe. Thường loại xe lu bánh lốp dùng để lu thô ban đầu với tốc độ nhanh, lực nén ép không lớn.
  • Xe lu bánh đúc cứng (Smooth Wheel Rollers): là loại xe lu có các bánh xe làm bằng thép đúc cứng và đặc. Loại này có đặc điểm là trọng lượng bánh xe lu rất lớn, lực nén ép của xe lu chủ yếu do các bánh xe này quyết định
  • Xe lu rung (Vibratory Rollers): là loại xe lu trong khi hoạt động, vận hành thì xe tạo ra dao động rung theo phương thẳng đứng, làm tăng lực đè ép của xe lu lên bề mặt cần lu.
  • Xe lu tĩnh (Static Roller): là loại xe lu mà lực nén ép lên bề mặt cần lu chỉ do trọng lực của xe lu tạo ra. Loại xe lu này có công suất không cao bằng loại xe lu rung.

2.b Ứng dụng Xe lu có ứng dụng rất phổ biến trong sản xuất và đời sống. Đặc biệt ứng dụng nhiều trong lĩnh vực cầu đường, san lấp mặt bằng. Ngoài ra xe lu còn được trưng dụng để nghiền các sản phẩm điện tử nhập lậu, không rõ nguồn gốc…

3. Các hư hỏng thường gặp của xe lu

3.a Động cơ xe lu bị hỏng, không hoạt động

     3.a.1. Nhiệt độ nước làm mát quá nóng

a. Biểu hiện: Xem đồng hồ báo nhiệt trên taplo, hoặc nước làm mát sôi bốc hơi.

b. Kiểm tra và khắc phục:
+ Nước làm mát có thiếu không, có bị rò rỉ ở đâu không, có nghẹt ở đâu không, phải xử lý hoàn chỉnh trước khi châm thêm nước. Khi châm nước nên châm nước sạch, không phèn và có thể thêm dầu chống rỉ sét hóa với nước.
+ Kiểm tra vệ sinh sạch bụi bẩn trên phần quạt làm mát, dùng hơi nén hoặc bơm nước áp lực.
+ Kiểm tra hệ thông bôi trơn, áp lực bơm nhớt, kiểm tra qua đồng hồ trên taplo.

     3.a.2. Động cơ hoạt động yếu

a. Biểu hiện: Khi vào tải, máy hơi bị chựng lại, ra khói đen và có thể tắt máy.

b. Kiểm tra và cách khắc phục:
– Bộ lọc gió có bị nghẹt không, nếu có vệ sinh sạch sẽ. Khi bụi bám cứng không thể vệ sinh nên thay mới.
– Nhiên liệu sử dụng có tạp chất không, có đạt chất lượng không, phải xử lý sạch sẽ trước khi bổ sung nhiên liệu.
– Kiểm tra hệ thống lưu thông nhiên liệu, cặn bẩn bám trong các co, ống dẫn nhiên liệu, thay bộ lọc nhiên liệu.
– Kiểm tra các lọc thủy lực, vệ sinh thật sạch hoặc thay mới.
– Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ dầu bôi trơn (như trình bày ở phần trên).
– Với động cơ có gắn turbo, kiểm tra xem có hoạt động bình thường không, nếu không phải phục hồi, hoặc thay mới.
Ngoài những trường hợp nêu trên, quý khách nên để những thợ máy chuyên môn kiểm tra.

3.b Hư hỏng ở hệ thống thủy lực Ở hệ thống thủy lực có cấu tạo phức tạp hơn với những chi tiết cực kỳ chính xác nên khi có hiện tượng hư hỏng trong hệ thống, ta nên cho dừng máy và nhờ thợ thủy lực chuyên môn kiểm tra và sửa chữa. Dưới đây là một số những khắc phục đơn giản. Nhiệt độ dầu thủy lực tăng quá cao, thao tác nặng:
– Kiểm tra các lọc dầu thủy lực, nhất là đường lọc về, vệ sinh sạch hoặc thay mới.
– Kiểm tra và vệ sinh két nước giải nhiệt dầu thủy lực, nếu cần thiết ta nên cho mở két giải nhiệt, vệ sinh bên trong và các đường ống dẫn.
– Kiểm tra dầu thủy lực có đạt chất lượng không. (Nên có một bộ ống thủy lực dự phòng).

3.c Hư hỏng ở hệ thống truyền động

     3.c.1. Các chi tiết truyền đông trực tiếp Đối với hệ thống truyền động cơ như: đùi, bơm quay toa có kết cấu chắc chắn, nhưng nếu như ta sử dụng, chỉ cần phạm sai sót nhỏ thì có thể là nguyên nhân gây hư hỏng toàn bộ cụm.
Các sự cố và cách khắc phục:
– Thường xuyên kiểm tra nhớt quay toa và nhớt đùi, nếu thiếu phải tiến hành tháo, kiểm tra hoặc thay thế các phớt và các vòng chận nhớt (Vì những chi tiết này khó nhận biết bằng cách nhìn bề ngoài).
– Khi vận hành nếu nghe thấy những tiếng động phát ra từ bộ truyền động, ta cho tháo và kiểm tra ở những chổ nghi ngờ, thường trường hợp này là do hư phốt hoặc bể bạc đạn.

     3.c.2 Hệ thống chân chạy Bao gồm xích, bánh phôn dẫn hướng, bánh răng dẫn động, gale đỡ, gale đè. Các sự cố và cách khắc phục:
– Tiến hành bơm mở để tăng xích lên, nếu bơm mở không được, ta tiến hành tháo ty bơm mở ở đầu bánh phôn vệ sinh và thay phốt phôn, cho bơm mở căng xích.
– Khi xích quá dãn, ta tiến hành cắt bớt mắc xích và cho bơm căng xích.
– Bánh răng dẫn động và mắc xích không đồng bộ (sai bước xích), ta phải cho tháo bánh răng hàn đắp lại, hoặc thay bánh răng khác và thay luôn bạc ắc xích.
– Bánh phôn dẫn hướng lỏng bạc, ta phải tháo ra gia công bạc mới hoặc thay mới.
– Do các gale làm lỏng xích, ta phải tháo gale phục hồi hoặc thay mới.

3.d Hư hỏng ở hệ thống điện

– Đối với hệ thống điện thường hay có những hư hỏng nhỏ nhưng ta phải chú ý và khắc phục nhanh chóng để có thể sử dụng.
– Thông thường đối với tất cả các hư hỏng về điện ta tiến hành kiểm tra đầu tiên là hộp cầu chì, nên nắm rõ các vị trí của cầu chì.
– Hệ thống khởi động: Để kiểm tra hệ thống khởi động khi hệ thống này không hoạt động, ta tiến hành các bước sau:
* Kiểm tra cầu chì khởi động trên hộp cầu chì.
* Kiểm tra cầu chì khởi động trên công tắc cúp mát.
* Kiểm tra bình có điện không, nếu không kiểm tra hệ thống sạc bình (nếu bình không giữ điện ta phải thay bình mới).
* Kiểm tra công tắc khởi động, hệ thống dây dẫn nếu có vấn đề ta khắc phục bằng cách nối tắt, thay đoạn dây mới hoặc thay công tác khởi động mới.

* Kiểm tra mô tơ khởi động nếu có hư hỏng ta cho thợ điện khắc phục sửa chữa.
– Hệ thống sạc bình:
Trước khi tiến hành kiểm tra phải xem bình điện còn giữ điện không.
* Kiểm tra cầu chì sạc trên công tắc ngắt mát.
* Kiểm tra hệ thống dây dẫn, chú ý các tiếp điểm nối dây nếu cần dùng giấy nhám rà lại các tiếp điểm này.
* Kiểm tra mô tơ phát điện, nếu có hư hỏng ta nên cho thợ điện sửa chữa.

Các chú ý đối với hệ thống điện:

* Khi rữa xe tránh phun nước trực tiếp, vào các hệ thông điện như: Hợp điện điều khiển, mô tơ phát điện, mô tơ phát điện, mô tơ khởi động…
* Khi kết thúc vận hành phải đóng kín các cửa để tránh côn trùng cắn phá thiết bị điện.
* Đối với những xe có sử dụng hộp điện điều khiển khi sử dụng ở môi trường ẩm thấp ta thường xuyên chú ý bảo quản tốt hộp điện.

4. Kiểm tra chất lượng xe lu (máy đầm đất) như thế nào ?

4.a định nghĩa

Kiểm tra xe chất lượng lu (máy đầm đất) Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật, an toàn của xe nâng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng

4.b Đối tượng thực hiện kiểm tra an toàn xe lu (máy đầm đất)

Tất cả cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp sở hữu, quản lý, vận hành xe lu (máy đầm đất) phục vụ kinh doanh, sản xuất, thi công công trình xây dựng.

4.c Tiêu chuẩn an toàn về xe lu (máy đầm đất)

Tiêu chuẩn an toàn về xe lu (máy đầm đất) áp dụng theo TCVN 4244:2005, QCVN 13:2023/BGTVT, Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BGTVT, TCVN 9323:2012, TCVN 7772 : 2007 và các tiêu chuẩn do đơn vị sử dụng yêu cầu. Việc kiểm định kĩ thuật an toàn xe lu (máy đầm đất) có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kĩ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia.

4.d Vì sao cần hải kiểm tra an toàn xe lu (máy đầm đất)?

▪️ Tuân thủ và chấp hành những quy định của pháp luật về đảm bảo yêu cầu trong an toàn lao động.

▪️ Đảm bảo an toàn cho người vận hành, người lao động đang thực hiện công việc trong công trình và máy móc xung quanh.

▪️ Kiểm tra tình trạng của máy để kịp thời phát hiện những hư hỏng để tiến hành sửa chữa, bảo trì.

▪️ Tiết kiệm các chi phí bảo dưỡng và tăng độ bền của máy móc

▪️ Tăng năng suất lao động và nhận được sự đánh giá cao từ đối tác.

4.e Các loại máy xây dựng cần cần phải kiểm tra

▪️ Máy ủi công suất từ 100 đến trên 200 mã lực.

▪️ Máy san lấp công suất từ 130 mã lực trở lên.

▪️ Máy cạp thể tích thùng chứa từ 24 khối trở lên.

▪️ Máy xúc rãnh; máy xúc, cào vận chuyển vật liệu; máy phá dỡ; máy búa phá dỡ; máy xếp dỡ, máy kẹp; máy xúc, đào thể tích gầu đến 1 khối.

▪️ Máy xúc, đào, xúc đào thể tích gầu trên 1 khối.

4.f Khi nào cần kiểm tra xe lu (máy đầm đất)? Kiểm tra xe lu (máy đầm đất) được thực hiện theo 3 hình thức:

🔸 Kiểm tra lần đầu: là hình thức kiểm tra thiết bị trước khi đưa vào sử dụng để đánh giá chính xác về chất lượng xe. Đảm bảo xe hoạt động bình thường và đúng quy chuẩn của nhà sản xuất, an toàn tuyết đối trước khi dùng.

🔸 Kiểm tra định kì: kiểm tra định kì để đảm bảo các bộ phận và tình trạng vận hành tốt nhất. kịp thời phát hiện những trục trặc, hư hỏng để có phương án xử lí, khắc phục hiệu quả nhất, được thực hiện khi hết hạn của lần kiểm tra trước.

🔸 Kiểm tra bất thường: được thực hiện trong các trường hợp sau:

Sau khi máy được sửa chữa, nâng cấp có ảnh hưởng đến tình trạng kĩ thuật an toàn của thiết  bị.

Thực hiện khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng, quản lí hoặc cơ quan có thẩm quyền.

4.g Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tra xe lu (máy đầm đất)

▫️ Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, lí lịch của máy.

▫️ Máy phải ngưng hoạt động để phục vụ quá trình kiểm tra.

▫️ Chuẩn bị tải để thử.

▫️ Người vận hành xe lu (máy đầm đất) phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển khi kiểm tra viên yêu cầu.

▫️ Chuẩn bị không gian để thực hiện đào, xúc thực tế.

4.h Quy trình kiểm định xe lu (máy đầm đất)

Kiểm tra hồ sơ, lí lịch máy, các quy chuẩn của nhà sản xuất trong hồ sơ

+ Kiểm tra kĩ thuật bên ngoài.

+ Kiểm tra đối chiếu sự chính xác giữa hồ sơ chế tạo của nhà sản xuất, chế tạo, lắp ráp so với thực tế. Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng, hư hỏng nếu có.

+ Kiểm tra kĩ thuật, vận hành thử, vận hành thực tế.

+ Hoàn thành kiểm tra, dán tem kiểm tra.

Lưu ý: Các bước trong quy trình kiểm tra phải được thực hiện lần lượt. Kết quả của bước trước hoàn thành đạt kết quả theo yêu cầu mới tiến hành thực hiện bước tiếp theo. Nếu phát hiện hư hỏng, lỗi ở bước nào thì dừng lại tại bước đó, kết thúc kiểm tra và ghi lý do vào biên bản. Yêu cầu đơn vị sở hữu, sử dụng cải thiện, khắc phục, sửa chữa và tiến hành kiểm tra lại từ đầu.

4.i Thời hạn kiểm tra xe lu (máy đầm đất)

Trong điều kiện bảo trì bảo dưỡng tốt. thời hạn kiểm tra xe lu (máy đầm đất) tối đa là 1 năm.

 

Nếu quý doanh nghiệp đang có nhu cầu, mong muốn Kiểm tra kỹ thuật an toàn máy móc thiết bị xây dựng xin hãy liên hệ với Công ty CP Chứng nhận Chất lượng thiết bị Y Tế (CQM)

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THIẾT BỊ Y TẾ (C Q M) với đội ngũ chuyên gia lâu năm trong ngành Kiểm tra kỹ thuật an toàn máy móc thiết bị xây dựng tại các công trình công nghiệp và dân dụng tại Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng toàn quốc, cũng như giảm chi phí.

         THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ: 0914.377.734

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0914.377.734
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo