KĐ an toàn / Kiểm định an toàn hệ thống điều chế tồn chữ và nạp khí

Kiểm định an toàn hệ thống điều chế tồn chữ và nạp khí

  1. Thế nào là nhiệt hóa hơi ? Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí có phải sử dụng nhiệt hóa hơi ? 

+ Nhiệt hóa hơi hay bay hơi của một nguyên tố hoặc một hợp chất là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí hay còn gọi là trạng thái của chất dưới mức nhiệt độ giới hạn. Thường xảy ra ở nhiệt độ dưới mức nhiệt độ sôi tại một áp suất nhất định.

+ Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí theo định nghĩa: Là hệ thống thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học điều chế, tồn trữ các chất khí, khí hóa lỏng và nạp vào bình chịu áp lực có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.

Hình ảnh hệ thống điều chế Oxy – y tế lỏng thành khí trong các bệnh viện

Thông qua định nghĩa cũng như hình ảnh của hệ thống, có thể khẳng định hệ thống có thực hiện việc nhiệt hóa hơi thông qua thiết bị trung gian (dàn hóa hơi – Evaporator). Ứng dụng dàn hóa hơi trong rất nhiều ngành nghề:

  • Dàn hóa hơi được sử dụng trong các hệ thống chiết nạp khí công nghiệp, khí y tế, khí tinh khiết như: Oxy, Ag, Nito, CO2
  • Sử dụng dàn bay hơi với mục điều chế từ dạng lỏng sang khí cấp trong các xí nghiệp, nhà máy hay các trung tâm y tế. Tùy theo mức công suất, thiết kế và mục đích sử dụng mà có nhiều dạng hóa hơi với ứng dụng khác nhau.
  • Ứng dụng trong hệ thống bơm nén lỏng cao áp từ những đường lỏng vào bồn chứa với mục đích tồn trữ.
  • Lắp đặt trong các hệ thống dự phòng cho hệ thống chính.
  • Các dàn bay hơi nhỏ được sử dụng trong tủ lạnh, máy lạnh, máy làm mát…
  • Ngoài ra dàn hóa hơi còn sử dụng để thổi khí.

Hệ thống bơm cao áp piston đẩy CO2 lỏng vào bồn chứa trong sản xuất nước ngọt

  1. Những nguy cơ mất an toàn nào khi vận hành ?
  • Nổ áp lực (nổ vật lý): do kết cấu và vật liệu chế tạo của hệ thống không đảm bảo an toàn; không có chế độ kiểm tra định kỳ để phát hiện tình trạng kết cấu thiết bị không có khả năng chịu áp lực.
  • Điện giật: do các thiết bị điện đi kèm của hệ thống không được lắp đặt đảm bảo an toàn đúng kỹ thuật.
  1. Tại sao phải kiểm định ? Tiến hành gồm những bước nào ?

+ Hệ thống này nằm trong thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH về yêu cầu “ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.” Do vậy, việc tiến hành kiểm định an toàn hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật.

+ Là một hệ thống có tỷ lệ gây cháy nổ cao (do sử dụng nhiệt hóa hơi) nên cần phải kiểm tra an toàn để đám bảo không gây nguy hiểm cho người dùng

+ Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị cũng như toàn hệ thống.

+ Tránh được những tổn thất về vật chất cũng như ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.


Hình ảnh hệ thống nạp khí công nghiệp vào chai 

Nội dung kiểm định an toàn sẽ được tiến hành đúng như trong QTKĐ 03 -2016 / BLĐTBXH

bao gồm 05 bước  như sau:

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
  • Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm; (bao gồm thử thủy lực, cân chỉnh van an toàn và hiệu chuẩn đồng hồ áp kế)
  • Kiểm tra vận hành;
  • Xử lý kết quả kiểm định.
  1. Kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí ở đâu ?

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM) hân hạnh là đơn vị đáp ứng được các điều kiện về kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí bao gồm:

+ Có máy móc thiết bị kiểm tra hệ thống

+ Có kiểm định viên đã từng thực hiện kiểm định rất nhiều hệ thống khí y tế tại các bệnh viên

+ Là đơn vị được ủy quyền thực hiện kiểm định theo giấy chứng nhận số 190/GCN-KĐ của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

+ Xuất trình đầy đủ các giấy tờ hóa đơn, hợp đồng, bảo hành

Quý khách có nhu cầu tư vấn hoặc báo giá kiểm định hệ thống khí y tế vui lòng liên hệ ngay:

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM)

Mr. Châu  – Hotline : 0914 377 734

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0914.377.734
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo