Tin tức / Rơi xe BMW tiền tỷ và Rắc rối khi làm bảo hiểm tai nạn xe ô tô

Rơi xe BMW tiền tỷ và Rắc rối khi làm bảo hiểm tai nạn xe ô tô

Liệu các hệ thống bãi đỗ xe tự động ở Hà nội đã được kiểm định định kỳ hàng năm chưa ? Ai sẽ chịu trách nhiệm đền bù trong những trường hợp xảy ra sự cố đáng tiếc như vậy?

Chúng ta quay lại sự cố tuột thang nâng tại hầm để xe của toà nhà COALIMEX (33 Tràng Thi – Hà Nội) khiến chiếc xe BMW 520i trị giá hơn 2 tỉ đồng bẹp rúm khiến không ít người lo lắng về chất lượng những hầm để xe sử dụng thang máy ở Hà Nội năm 2015.

Xe BMW 520i bị rơi từ trên thang nâng xuống

Chị HH chủ công ty VTT đã bức xúc chia sẻ trên trang cá nhân của mình về vụ việc mà gia đình gặp phải khiến chiếc BMW 520i trị giá hơn 2 tỷ đồng mới đi được 800 km bị hư hỏng nặng cách đây 3 tháng.

Theo chị HH, đêm ngày 21/10/2015, xe BMW 520i của người nhà gửi xe ở trong hầm tại toà nhà Coalimex (33 Tràng Thi) bị rơi tuột xuống từ thang nâng và bị hư hỏng rất nặng. Khi đó bảo vệ thực hiện lệnh qua máy tính để lấy xe ra, sau 15 phút thấy xảy ra vụ việc. Người nhà chị HH cho rằng có thể là thang nghiêng, làm xe lao xuống và bị hư hỏng nặng. Vụ việc sau đó đã được lập biên bản.

Chiếc xe tiền tỷ bị biến dạng sau khi rơi xuống

Chủ xe BMW 520i sau đó đã đề nghị Tòa nhà Coalimex đền bù xe mới nhưng đã 3 tháng nay chưa được giải quyết. Vì thời gian kéo dài mà chưa rõ số phận chiếc xe của mình ra sao nên đã khiến gia đình chị Hồng cảm thấy bất tiện do thiếu phương tiện đi lại cùng với sự bực mình bởi thái độ của đơn vị quản lý tòa nhà.

Hình ảnh hiện trường khi xảy ra tai nạn

Con đường tìm bảo hiểm của chủ xe trở nên gian nan khi họ bị “đá bóng, từ Ban quản lý COALIMEX Building sang Công ty bảo hiểm – đơn vị kí hợp đồng bảo hiểm toàn bộ với tòa nhà (bao gồm cả hệ thống đỗ xe), rồi cuối cùng được đẩy tới Công ty Bảo hiểm xe với lý do chiếc xe đã được mua bảo hiểm vật chất của đơn vị này. Mặc dù chủ xe – công ty VTT gửi công văn yêu cầu Công ty bảo hiểm xe ô tô thực hiện trách nhiệm bồi thường, nhưng vẫn chỉ nhận được sự lặng im. Hai tháng sau, Công ty bảo hiểm mới gửi công văn phúc đáp, từ chối bảo hiểm với lý lo “tổn thất xảy ra không trong quá trình tham gia giao thông và sử dụng xe”.

Mặc dù chủ xe – công ty VTT gửi công văn yêu cầu bên phía bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường, nhưng vẫn chỉ nhận được sự lặng im. Hai tháng sau, Công ty bảo hiểm mới gửi công văn phúc đáp, từ chối bảo hiểm với lý lo “tổn thất xảy ra không trong quá trình tham gia giao thông và sử dụng xe”.

Thông tin từ đại điện VTT, trước đó, Công ty Bảo hiểm cũng không có động thái gì trong việc đánh giá rủi ro, tư vấn cho chủ xe ngay và kịp thời các biện pháp hạn chế tổn thất hay thương lượng với các bên liên quan để nhanh chóng giải quyết sự việc sau đó theo quy định tại điều 6.2 trong Hợp đồng Bảo hiểm.

Với sự tích cực của chủ xe đi đòi quyền lợi sau 9 tháng xảy ra sự cố xe, Công ty Bảo hiểm mới chính thức gửi định giá bồi thường chiếc xe. Điều đáng nói là kết quả đánh giá thiệt hại ban đầu giữa Công ty Bảo hiểm và Hãng BMW tại Việt Nam có sự khác biệt lớn.

Báo giá của hãng BMW, tổng giá trị các phụ tùng cần thay thế ngay và có thể thay thế sau, số tiền là 1,57 tỷ đồng (tương đương thiệt hại 82,7% so với nguyên giá chiếc xe), con số mà Công ty bảo hiểm giám định phụ tùng cần thay thế ngay và kiểm tra sau, số tiền tạm tính là 1,4 tỷ đồng (tương đương thiệt hại 73%).

Rơi xe BMW tiền tỷ và Rắc rối khi làm bảo hiểm tai nạn xe ô tô

Để ra con số giám định thiệt hại ban đầu này, Công ty Bảo hiểm đã khấu trừ đi 10% giá sửa chữa giữa Công ty Bảo hiểm và BMW. Theo hãng BMW cho biết, chỉ giảm giá khi khách hàng của Công ty bảo hiểm sửa chữa xe tại xưởng của BMW. Do vậy, nếu chỉ đánh giá thiệt hại chiếc xe ban đầu thì việc giảm giá 10% là không hợp lý. Công ty bảo hiểm tự đánh giá tổn thất ban đầu chứ không có đơn vị kiểm định độc lập, không lập Biên bản kiểm định, nên sự đánh giá của họ chưa thể hiện sự khách quan.

Với con số thiệt hại tạm tính 73%, Công ty bảo hiểm đã không phải chịu trách nhiện theo Luật kinh doanh bảo hiểm: “xe bị thiệt hại trên 75% hoặc đến mức không thể sửa chữa thì phải hoàn cho chủ xe một chiếc xe mới hoặc khoản tiền tương đương”.

Chưa nói đến cách làm việc và mức đền bù từ bảo hiểm có hợp lý hay chưa. Nhưng qua sự việc trên ta có thể thấy được rằng người chủ sở hữu xe vẫn là người chịu thiệt hại lớn nhất. 

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đang ngày càng hình thành nhiều địa điểm trang bị hệ thống đỗ xe tầng sử dụng thang nâng. Vụ việc trong quá khứ của chị HH và Công ty VTT nêu lên đã khiến nhiều người bất giác cảm thấy lo lắng về chất lượng các loại nhà để xe dạng thang tầng. Nhất là khi sự cố xảy ra thì thời gian giải quyết, đền bù kéo dài khiến chủ xe chán nản.

Để tránh gặp phải rủi ro trên thì lời khuyên của các Chuyên gia là Chủ sở hữu xe ô tô nên lựa chọn bãi đỗ xe tự động được kiểm định bãi đỗ xe tự động hàng năm.

Các bãi đỗ xe tự động thường được kiểm định bởi tổ chức thứ 3 có đầy đủ năng lực kiểm định bãi đỗ xe tự động. Ví dụ như Công ty CQM là một trong những tổ chức kiểm định uy tín trong lĩnh vực kiểm định bãi đỗ xe tự động dạng ngầm.

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THIẾT BỊ Y TẾ ( C Q M) với đội ngũ chuyên gia lâu năm trong ngành tư vấn lắp đặt, bảo trì, đánh giá và kiểm định bãi đỗ xe tại Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng toàn quốc, cũng như đưa mức chi phí kiểm định hợp lý nhất cho Quý doanh nghiệp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ: 0914.377.734

Tin tức khác: Kiểm định định kỳ sàn nâng ô tô – 74 Thợ Nhuộm Hà nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0914.377.734
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo