KĐ an toàn / Dịch vụ Kiểm định xe nâng người – BLĐTBXH

Dịch vụ Kiểm định xe nâng người – BLĐTBXH

1. Xe nâng người là gì ? Phân loại như thế nào ?

Xe nâng người (Aerial Work Platform – AWP) là phương tiện, thiết bị chuyên dùng để nâng, hạ, di chuyển người và dụng cụ làm việc ở trên cao. giúp người sử dụng tiếp cận các vùng không gian trên cao. Xe nâng người được sử dụng thay dàn giáo truyền thống vì độ an toàn cũng như sự thuận tiện và dễ dàng sử dụng trong khi làm việc.

Xe nâng người còn có các tên gọi khác như: xe nâng tự hành, xe nâng người tự hành, thiết bị nâng người, thiết bị nâng người di động, thang nâng người,..v.v.

Một số loại xe nâng người thông dụng:

  • Xe nâng người dạng cắt kéo – Scissor Lift
  • Xe nâng người dạng ống lồng – S Boom Lift (Telescopic Boom Lifts)
  • Xe nâng người dạng khớp gập – Z Boom Lift (Articulated Boom Lifts)
  • Xe nâng người dạng ziczac – The Spider Boom lift
  • Xe nâng người dạng lưu động – Cherry picker mounted (Chassis Mount Platform)

Xe nâng người dạng cắt kéo – Scissor Lift

Xe nâng người dạng ống lồng – S Boom Lift

2. Tại sao phải kiểm định xe nâng người?

+ Thiết bị này nằm trong thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH về yêu cầu “ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.” Do vậy, việc tiến hành kiểm định an toàn hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật.

+ Đảm bảo an toàn cho người vận hành

+ Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất

+ Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm.

Xe nâng người dạng khớp gập – Z Boom Lift Xe nâng người dạng ziczac

Xe nâng người dạng lưu động – Cherry picker mounted

3. Kiểm định Xe nâng người theo khung pháp lý nào ? Gồm những bước đánh giá ra sao ?

Nội dung kiểm định an toàn sẽ được tiến hành đúng như trong QTKĐ 18 -2016 / BLĐTBXH  bao gồm 04 bước  như sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật xe nâng người

  • Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng
  • Kiểm tra lý lịch theo dõi vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Xem xét hồ sơ kiểm định xe nâng lần trước

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật xe nâng người

  • Kiểm tra vị trí mặt bằng đặt thiết bị, hàng rào bảo vệ, các khoảng cách, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định.
  • Kiểm tra sự phù hợp, đồng bộ của các bộ phận, chi tiết thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.
  • Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:

– Kết cấu kim loại của thiết bị và các mối ghép liên kết cơ khí: Mối ghép hàn, mối ghép đinh tán (nếu có), mối ghép bulông, mối ghép bằng chốt (khóa) chịu lực;

– Sàn công tác (sàn công tác mở rộng);

– Lan can bảo vệ (lan can bảo vệ mở rộng) và mối liên kết với kết cấu khung sàn công tác;

– Cáp (xích) và các bộ phận cố định cáp (xích) đáp ứng theo yêu cầu của nhà chế tạo;

– Hệ thống thủy lực: thùng chứa dầu, bơm, xi lanh, mô tơ, các loại van, đường ống;

– Các puly, trục và các chi tiết cố định trục puly;

– Bánh xe, hệ thống truyền động bánh xe và hệ thống chuyển hướng;

– Các thiết bị an toàn: khống chế quá tải, khống chế chiều cao nâng, khống chế ra cần, bộ kiểm soát độ nghiêng thiết bị;

– Đối trọng và ổn trọng đánh giá theo TCVN 5206: 1990;

– Kiểm tra hệ thống điều khiển: phía trên sàn công tác và phía dưới thiết bị.

Bước 3: Thử nghiệm kỹ thuật xe nâng người ở điều kiện không tải và có tải

Lưu ý: Chỉ thực hiện sau khi các bước kiểm tra ở trên có kết quả đạt yêu cầu.

  • Thử không tải để kiểm tra tình trạng hoạt động của các cơ cấu: di chuyển; chuyển hướng; nâng, hạ sàn công tác; nâng, hạ cần (nếu có); ra vào cần (nếu có); quay cần (nếu có). Kiểm tra tình trạng hoạt động của các hệ thống: hệ thống thủy lực; hệ thống dẫn động của thiết bị (động cơ đốt trong hoặc động cơ điện); hệ thống điều khiển của thiết bị (kiểm tra tình trạng hoạt động trên sàn công tác và dưới thiết bị; hệ thống cứu hộ của thiết bị; hệ thống an toàn…
  • Thử tải kỹ thuật: Thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL và thử tải động ở mức 110%SWL
  • Xử lý kết quả kiểm và ban hành giấy chứng nhận kiểm định xe nâng người

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định thiết bị

  • Lập biên bản kiểm định thiết bị có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch thiết bị, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
  • Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định thiết bị

4. Kiểm định Xe nâng người ở đâu ?

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM) hân hạnh là đơn vị đáp ứng được các điều kiện về kiểm định Xe nâng người bao gồm:

+ Có máy móc thiết bị kiểm tra thiết bị nâng hạ

+ Kiểm định viên có kinh nghiệm, cũng như từng thực hiện kiểm định thiết bị cho các tổ chức.

+ Là đơn vị được ủy quyền thực hiện kiểm định theo giấy chứng nhận số 190/GCN-KĐ của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

+ Xuất trình đầy đủ các giấy tờ hóa đơn, hợp đồng, bảo hành

Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá kiểm định xe nâng người vui lòng liên hệ

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM)

Mr. Châu – Hotline : 0914 377 734

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0914.377.734
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo