1. Kiểm toán năng lương

“là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác định mức tiêu thụ năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng” theo Theo Mục 6 Điều 3 Luật số 50/2010/QH12 (Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010)

Kiểm toán năng lượng ở Việt Nam bắt đầu được một số doanh nghiệp công nghiệp lớn tiến hành theo sự hỗ trợ của Worldbank vào đầu những năm 2005-2006 bởi một Trung tâm tiết kiệm năng lượng thành phố Hồ chí Minh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng – gọi tắt là Enerteam ở phía Nam và Công ty cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam ở phía Bắc. Sau này, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành năm 2011 đã có nhiều đơn vị trung tâm trực thuộc các Sở công thương một số tỉnh và một số doanh nghiệp cung cấp. Hiện tại, có 05 tổ chức chính thống hỗ trợ việc kiểm toán năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả với các mục đích khác nhau

a. Bộ Công Thương là đơn vị ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

b. Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng

    Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương

c. Trang thông tin điện tử Cộng đồng Hiệu quả Năng lượng Việt Nam (Viet Nam Energy Efficiency Community – viết tắt là VEECOM) được xây dựng và phát triển trong khuôn khổ Dự án Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (gọi tắt là Dự án 4E) thuộc Chương trình hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức BMZ, do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ triển khai.

d. Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (Tên viết tắt VECEA) được thành lập năm 2011 theo quyết định số 1347/QD-BNV của Bộ Nội Vụ ngày 26/11/2010. Hội là đại diện cho các thành viên là tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu – đào tạo – sản xuất kinh doanh liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK & HQ).

e. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng – gọi tắt là ENERTEAM, là tổ chức khoa học công nghệ được thành lập đầu tiên ở Việt Nam chuyên về tiết kiệm năng lượng và quản lý tài nguyên. Là tổ chức khoa học công nghệ được thành lập đầu tiên ở Việt Nam chuyên về tiết kiệm năng lượng và quản lý tài nguyên.Tiền thân là tổ chức Trans Energ – Pháp (hoạt động từ năm 1995), đến năm 1999 ENERTEAM đã chính thức trở thành đơn vị tư vấn độc lập với tên gọi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng – gọi tắt là ENERTEAM, hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ, giấy phép hoạt động do Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh cấp.

Ngoài ra còn một vài tổ chức khác có thể tham khảo Tại đây

2. Mục tiêu kiểm toán năng lượng

  • Đánh giá hiện trạng tiêu thụ năng lượng hiện tại Nhà máy/toà nhà;
  • Nhận dạng và phân tích các giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm tuân thủ yêu cầu pháp lý và giảm chi phí, gồm:
  • Khảo sát chi tiết từng khu vực tiềm năng và nhận dạng các cơ hội TKNL
  • Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật
  • Phân tích chi phí và lợi ích
  • Xây dựng phương án/ kế hoạch thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng;
  • Lập báo cáo kiểm toán năng lượng chi tiết, theo quy định của thông tư 25/2020/TT-BCT Văn bản hợp nhất 22/VBHN-BCT 2023,
  • Hỗ trợ lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch 1 năm và 5 năm về sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả gửi cho Sở Công Thương theo Luật định.
  • Hỗ trợ các biểu mẫu áp dụng mô hình quản lý năng lượng cho cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Luật định

3. Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện kiểm toán năng lượng

  • Nắm rõ hiện trạng sử dụng năng lượng và xác định những khu vực sử dụng năng lượng chưa hợp lý;
  • Có cơ sở đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng và xây dựng định hướng tổng thể về năng lượng và chi phí;
  • Giảm chi phí vận hành thông qua thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng được đề xuất trong báo cáo kiểm toán năng lượng;
  • Tuân thủ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Bộ Công Thương), có báo cáo kiểm toán năng lượng do đơn vị tư vấn (với đầy đủ chức năng, chuyên môn theo Quy định) thực hiện và cung cấp báo cáo để trình nộp Sở Công Thương địa phương.

4. Triển khai thực hiện kiểm toán năng lượng như thế nào?

– Khảo sát để thu thập các dữ liệu và thông tin sơ bộ về vận hành của nhà máy/toà nhà, cũng như tình hình tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn gần đây (qua bộ câu hỏi)

– Khảo sát tại hiện trường:

  • Xác định xem có phải là cơ sở sử dụng trọng điểm năng lượng hoặc trong nhóm ngành sản xuất đặc thù. Tại đây.
  • Kiểm tra danh mục thiết bị, các giấy tờ báo cáo trước đây về quản lý năng lượng (nếu có), các biện pháp cải thiện hiệu suất năng lượng đã ứng dụng (nếu có)
  • Kiểm tra vận hành và thực trạng hoạt động của thiết bị (tính ổn định của thiết bị)
  • Các yêu cầu về vi khí hậu trong quá trình sản xuất
  • Kế hoạch sử dụng các máy móc và thiết bị cụ thể
  • Nhu cầu nâng năng suất và sản lượng của Nhà máy/Tòa nhà Tại đây

– Kiểm tra các thiết bị/hệ thống sử dụng năng lượng chính. Lắp đặt các thiết bị đo đếm chuyên dụng để thu thập dữ liệu của Nhà máy/toà nhà trong một thời gian nhất định để đánh giá, khẳng định sự phù hợp về vận hành của các hệ thống

– Khảo sát chi tiết các hệ thống chính, tiêu biểu như:

  • Hệ thống điện
  • Hệ thống chiếu sáng
  • Hệ thống động cơ, bơm, quạt
  • Hệ thống khí nén
  • Hệ thống nhiệt, lò hơi, lò dầu
  • Hệ thống cung cấp nước, xử lý nước thải
  • Hệ thống quản lý năng lượng
  • Hệ thống dây chuyền sản xuất
  • Hệ thống khác (nếu có) ….

– Kết quả:

  • Sau khi khảo sát chi tiết, CQM sẽ tiến hành tính toán, phân tích, tổng hợp các khối lượng tiêu thụ TOE (để tìm hiểu về TOE Tại đây). Từ đó, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp với hiện trạng sử dụng năng lượng tại Nhà máy/toà nhà. Tại đây
  • Đề xuất danh mục kiểm tra với các hệ thống chính được dán tại khu vực dễ quan sát. Tại đây
  • Nếu doanh nghiệp nằm trong danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm sẽ có các tư vấn chuyên sâu hơn. Tại đây
  • Sau khi thống nhất các giải pháp đề xuất, CQM sẽ lập báo cáo kiểm toán năng lượng theo quy định của Bộ Công Thương. Tại đây
  • Báo cáo KTNL bằng Tiếng Việt, tuỳ theo yêu cầu một số Doanh nghiệp, báo cáo sẽ được chuyển ngữ Tiếng Anh

5. Thời gian thực hiện kiểm toán năng lượng

– Khảo sát thực địa (thực tế tại Nhà máy/toà nhà): trung bình 3-5 ngày tuỳ vào Quy mô, hiện trạng và ngành nghề chuyên biệt

– Thời gian hoàn thành báo cáo KTNL: 04 tuần (kể từ ngày khảo sát đầu tiên tại Nhà máy/toà nhà)

– Nếu trường hợp Doanh nghiệp yêu cầu kiểm toán năng lượng ở mức độ cao hơn, hướng tới mục tiêu Dự án Đầu tư (về các giải pháp/công nghệ TKNL/hiệu quả năng lượng, thời gian khảo sát chi tiết và hoàn tất báo cáo sẽ nhiều hơn một báo cáo KTNL chi tiết theo Luật định. Khi đó, CQM và Doanh nghiệp sẽ thống nhất, linh hoạt điều chỉnh tiến độ phù hợp với từng hạng mục công việc.

6. kiểm toán năng lượng (KTNL) ở đâu ?

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM) hân hạnh là đơn vị đáp ứng được các điều kiện về kiểm toán năng lượng (KNTL) bao gồm:

+ Có máy móc thiết bị thực hiện kiểm toán năng lượng

+ Kiểm toán viên có chứng chỉ của Bộ Công Thương cấp, đồng thời có kinh nghiệm, cũng như từng thực hiện kiểm định thiết bị cho các tổ chức.

+ Cung cấp các giải pháp và phương án đầu tư hiệu quả về việc tiết kiệm năng lượng

+ Xuất trình đầy đủ các giấy tờ hóa đơn, hợp đồng

+ Đặc biệt với các ngành như Dệt – May

 

Quý khách có nhu cầu kiểm toán năng lượng (KNTL) vui lòng liên hệ Châu 0914.377.734 để được tư vấn và báo giá.

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM)

Mr. Châu
Hotline : 0914 377 734