Tin tức / Tiêu chuẩn cơ sở ngành bảo trì thang máy

Tiêu chuẩn cơ sở ngành bảo trì thang máy

  1. Tại sao cần bảo trì thang máy?

Thang máy là một phương tiện di chuyển đặc biệt vì vậy mà việc bảo trì thang máy được diễn ra thường xuyên, đúng định kỳ sẽ giúp thang máy luôn luôn hoạt động ổn định, an toàn. Cụ thể cần bảo trì thang máy thường xuyên bởi vì các lý do sau:

  • Nâng cao chất lượng thang máy: Bảo trì thang máy giúp nâng cao chất lượng thang máy hơn sau 1 thời gian dài thang máy hoạt động. Giúp thang máy được vận hành ổn định, hoạt động trơn tru, không bị gián đoạn tạo sự an toàn cũng như thoải mái cho người dùng.
  • Phát hiện sớm các lỗi vận hàng thang máy: Thang máy khi được lắp đặt được kiểm định chi tiết các bộ phận cũng như quá trình vận hành một cách nghiêm ngặt từ nhà cung cấp (hoặc nhà sản xuất) tránh xảy ra sai sót. Tuy nhiên dưới sự tác động khắc nghiệt của ngoại cảnh thang máy hoạt động liên tục do vậy mà các thiết bị, linh kiện thang máy khó tránh khỏi tình trạng xuống cấp, gặp lỗi. Khi này, thang máy cần được bảo trì nhằm kịp thời nâng cao chất lượng vận hành cho thang, và đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người dùng.
  • Tạo sự an tâm cho người dùng: Không gian thang máy kín dễ gây những ám ảnh xấu đến người dùng khi gặp sự cố. Khi đi thang máy tiếng ồn nhỏ hay rung lắc nhẹ hay dừng đột ngột cũng đã khiến người dùng bất an, lo sợ không thoải mái đặc biệt với những người có tâm lý sợ không gian phòng kín. Đó cũng chính là lý do mà thang máy nên được bảo trì thường xuyên. Bảo trì, bảo dưỡng thang máy thường xuyên giúp cho người dùng yên tâm hơn vì lúc này thang máy đã đảm bảo những yêu cầu vận hành an toàn cho người dùng.
  • Đảm bảo duy trì tính ổn định: bền bỉ cho hoạt động máy móc thang máy: Kết quả cuối cùng của quá trình bảo trì thang máy là luôn duy trì được tính ổn định của thang máy trong xuyên suốt quá trình vận hành của thang. Khi thang máy hoạt động không ổn định sẽ dễ gây ra những tai nạn xấu ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Vì thế mà việc bảo dưỡng thang máy rất hữu ích trong việc ổn định, duy trì, nâng cao chất lượng của thang.
  • Bảo trì thang máy là nghĩa vụ của nhà cung cấp, nhà sản xuất thang máy: Nói là nghĩa vụ của nhà cung cấp hay nhà sản xuất thang máy bởi khi lắp đặt thang máy giữa bên bán và bên mua có những ký kết cam kết cung cấp những dịch vụ bảo trì thang máy trong hợp đồng bảo trì thang máy. Hay nói cách khác đây chính là những chính sách của các nhà cung ứng, sản xuất cam kết bảo trì theo hàng tháng, quý hay năm. Do đó các nhà cung cấp cần phải tận tâm thực hiện các chính sách của mình theo như hợp đồng đã ký kết lắp đặt thang máy. Đảm bảo thang máy được bảo trì theo đúng dự kiến.

  1. Thực tế tiêu chuẩn quốc gia cho ngành thang máy

Cùng với ngành công nghiệp xây dựng, ngành thang máy Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước phát triển trên thế giới. Hơn 1/4 thế kỷ xây dựng và phát triển, chúng ta được thừa hưởng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới cũng như tiêu chuẩn của các tổ chức, quốc gia phát triển mà chúng ta đã và đang tham khảo để xây dựng TCVN, như Tiêu chuẩn Quốc gia của Liên Xô (sau này là Tiêu chuẩn Liên bang Nga) GOST (Gosudarstvenny Standart), Tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Organization for Standarlization), Tiêu chuẩn châu Âu EN (European Norms),…Kế thừa sẽ giúp chúng ta “đứng trên vai người khổng lồ”, nhưng làm thế nào để tránh “tiêu thụ” công nghệ lỗi thời, áp dụng tiêu chuẩn không phù hợp? Đến nay, Việt Nam có gần 30 TCVN về thang máy, thang cuốn và băng tải chở người.

Hai tiêu chuẩn mới nhất là TCVN 6396-20:2017, Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy chở người và hàng – phần 20: Thang máy chở người và thang máy chở người và hàng (Safety rules for the construction and installation of lifts – Lifts for the transport of persons and goods – Part 20: Passenger and goods passenger lifts) và TCVN 6396 – 50: 2017, Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Kiểm tra và thử nghiệm – phần 50: Yêu cầu về thiết kế, tính toán, kiểm tra và thử nghiệm các bộ phận của thang máy (Safety rules for the construction and installation of lifts – Examinations and tests – Part 50: Design rules, calculations, examinations and tests of lift components). Hai tiêu chuẩn này được xây dựng theo bản quyền của tiêu chuẩn châu Âu, EN 81-20:2014 và EN 81-50:2014. Đây cũng là tiêu chuẩn mới nhất của châu Âu về thang máy và là hai tiêu chuẩn phổ biến nhất, bao quát nhất của TCVN về thang máy cho đến thời điểm hiện tại.

Trong buổi gặp mặt các doanh nghiệp hạt nhân trong nước vừa được Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA) tổ chức vào đầu tháng 5 năm 2023 vừa qua, các đại biểu đã nêu lên các vấn đề về hàng giả và gian lận thương mại đã gây khó khăn cho ngành sản xuất trong nước và xói mòn niềm tin của khách hàng với thang máy Việt. Từ đó xây dựng tiêu chuẩn cơ sở ngành bảo trì thang máy. Tại đây

Trích tài liệu từ https://tapchithangmay.vn/xay-dung-tieu-chuan-co-so-nganh-yeu-cau-an-toan-chung-trong-quan-ly-su-dung-bao-tri-va-sua-chua-thang-may/

Nếu quý doanh nghiệp đang có nhu cầu, mong muốn kiểm định lần đầu/định kỳ cũng như bảo trì, bảo dưỡng thang máy xin hãy liên hệ với Công ty CP Chứng nhận Chất lượng thiết bị Y Tế (CQM)

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THIẾT BỊ Y TẾ ( C Q M) với đội ngũ chuyên gia lâu năm trong ngành tư vấn lắp đặt, bảo trì, đánh giá và kiểm định thang máy tại Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng toàn quốc, cũng như giảm chi phí.

THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ: 0914.377.734

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0914.377.734
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo