KĐ an toàn / Kiểm định Hệ thống đường ống dẫn khí y tế

Kiểm định Hệ thống đường ống dẫn khí y tế

A. Hệ thống đường ống dẫn khí y tế là gì?

Trong y học hiện đại, ứng dụng của khí y tế trong lĩnh vực điều trị, phẫu thuật, cấp cứu và chẩn đoán luôn đóng một vai trò quan trọng. Nó có ý nghĩa quyết định cho kết quả điều trị an toàn, phòng chống cháy nổ và tránh gây nhiễm khuẩn cho bệnh nhân. Vì vậy, vấn đề cung cấp khí y tế cho khu vực điều trị luôn là nhu cầu hàng đầu và là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hiện đại của các bệnh viện.

+ Khí y tế (medical gas) Khí bất kỳ hoặc hỗn hợp các loại khí dự định cung cấp cho bệnh nhân để gây mê, điều trị, chẩn đoán hoặc cho mục đích phòng bệnh.

+ Hệ thống ống dẫn khí y tế (medical gas pipeline system) Hệ thống hoàn chỉnh bao gồm hệ thống cung cấp, hệ thống theo dõi, báo động và hệ thống phân phối có các khối đầu nối tại các điểm có thể yêu cầu khí y tế hoặc chân không.

Hình ảnh Hệ thống khí y tế trung tâm cấp cho bệnh viện

B.Có bao nhiêu loại khí y tế trong một hệ thống ?

Trong một hệ thống khí y tế trung tâm thường có 07 loại khí y tế cơ bản:

  1. Khí ôxy trung tâm (O2) dùng cho bệnh nhân thở gồm:
  • Nguồn ôxy lỏng hóa hơi (chứa trong bồn Oxy hóa lỏng 02 lớp);
  • Trung tâm ôxy chai dự phòng (chứa trong dàn chai).
  1. Khí nén y tế (A4 hoặc A7): được thiết kế nhằm cung cấp không khí để thở hoặc không khí để truyền chuyển động dụng cụ phẫu thuật hoặc cả hai.
  • Khí nén A4 bar (dùng để chạy máy móc, thiết bị);
  • Khí nén phòng mổ A7 bar.
  1. Khí gây mê (N2O) trung tâm hay còn gọi là “khí cười”. Ở dạng lỏng và khí, rất quan trọng trong giảm đau, sản xuất thuốc gây gây mê và gây mê hỗn hợp khi trộn với oxy hoặc không khí.
  2. Khí cacbonic (CO2): Ở dạng khí, chủ yếu dung cho phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và dùng cho tắm thuốc.
  3. Khí hút chân không y tế trung tâm (VAC) dùng để hút dịch.
  4. Hệ thống khí thải phòng mổ (AGSS) được thiết kế để loại bỏ hỗn hợp khí gây mê hình thành trong phòng mổ.
  5. Khí nitơ (N2): Nitơ y tế, ở dạng lỏng, điểm sôi của nó là -196 °C, được sử dụng như một chất làm lạnh trong phương pháp gây tê lạnh và phẫu thuật lạnh. Các ứng dụng khác nữa bao gồm bảo quản các vật liệu sinh học, máu và tủy xương

C. Tại sao phải kiểm định đường ống dẫn khí y tế

Hệ thống đường ống dẫn khí y tế thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH. Cá tổ chức, cá nhân phải thực hiện kiểm định an toàn theo đúng quy định khi sử dụng hệ thống.

Ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn lao động. Công tác kiểm định an toàn đường ống dẫn khí y tế có lợi ích sau:

  • Đảm bảo hệ thông được vận hành liên tục.
  • Giảm hao hụt môi chất
  • Ổn định áp suất khi vận hành
  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành và người sử dụng

D.Tiêu chuẩn, quy chuẩn nào áp dụng để kiểm định đường ống dẫn khí y tế ?

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định hệ khí y tế phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.

  • QTKĐ 05:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế
  • TCVN 8022-1:2009, Hệ thống đường ống khí y tế – Phần 1: Hệ thống đường ống cho khí nén y tế và chân không
  • TCVN 7742:2007, Hệ thống làm giàu ôxy để sử dụng với hệ thống ống dẫn khí y tế
  • TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra
  • Ngoài ra, tùy từng trường hợp riêng biệt có thể đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.

Hình tủ phân phối y tế có gắn cảnh báo tại từng khu vực

E.Các bước thực hiện kiểm định đường ống dẫn khí y tế

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

Các hồ sơ sau phải được xem xét:

  • Bản vẽ, lý lịch tuyến ống
  • Các báo kiểm tra, thử nghiệm đã thực hiện
  • Các chứng chỉ vật liệu
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Khám xét kỹ thuật

  • Kiểm tra khoảng cách an toàn nơi có tuyến ống đi qua.
  • Xem xét các giây treo, giá đỡ. Kiểm tra màu sơn, dán nhãn.
  • Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học trên đường ống
  • Kiểm tra an toàn phòng chống cháy nổ
  • Đánh giá chất lượng mối hàn bằng phương pháp không phá hủy

Bước 3: Thử nghiệm áp suất

  • Thử bền: Đường ống sẽ được cô lập để thử nghiệm khả năng chịu áp lực ở áp suất mà tiêu chuẩn kiểm tra quy định nhằm đánh giá khả năng chịu áp lực ở điều kiện cao nhất cho phép.
  • Thử kín: Toàn bộ hệ thống sẽ được kiểm tra rò rỉ ở áp suất làm việc cho phép trong thời gian từ 2 – 24 giờ.

Bước 4: Kiểm định các cơ cấu an toàn, bảo vệ

  • Kiểm định van an toàn
  • Áp kế
  • Kiểm tra van giảm áp, điều áp, van chống tạt lửa lại (backfire)
  • Kiểm tra an toàn điện

Bước 5: Kiểm tra vận hành hệ thống

Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử thiết bị ở áp suất làm việc cho phép.

Quá trình kiểm định đường ống dẫn khí y tế đạt yêu cầu. Kiểm định viên lập biên bản kiểm định và ban hành kết quả kiểm định.

Hình ổ cắm khí y tế

F. Kiểm định hệ thống khí y tế ở đâu ?

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM) hân hạnh là đơn vị đáp ứng được các điều kiện về kiểm định khí y tế bao gồm:

+ Có máy móc thiết bị kiểm tra hệ thống

+ Có kiểm định viên đã từng thực hiện kiểm định rất nhiều hệ thống khí y tế tại các bệnh viên

+ Là đơn vị được ủy quyền thực hiện kiểm định theo giấy chứng nhận số 190/GCN-KĐ của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

+ Xuất trình đầy đủ các giấy tờ hóa đơn, hợp đồng, bảo hành

 

Quý khách có nhu cầu tư vấn kiểm định hệ thống khí y tế, nhận báo giá xin vui lòng liên hệ ngay:

Công ty CP Chứng nhận Chất lượng Thiết bị Y Tế (CQM)

Mrs. Châu – Hotline : 0914 377 734

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0914.377.734
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo